Hải Dương: Lễ hội truyền thống chùa Nhẫm Dương và Đại lễ tưởng niệm 319 năm ngày Thánh Tổ Thủy Nguyệt nhập niết bàn (1704-2023)
Sáng 24/4 (tức ngày 5/3 năm Quý Mão), tại tổ đình Thánh Quang (KDC Nhẫm Dương, Phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), Sơn Môn Tào Động và Thị xã Kinh Môn phối hợp tổ chức Lễ hội truyền thống Chùa Nhẫm Dương và Đại lễ tưởng niệm 319 năm ngày thánh Tổ Thủy Nguyệt nhập niết bàn (1704 – 2023).
Đây là dịp khơi dậy tinh thần tôn kính tổ tiên, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo nên ý thức về lòng yêu nước, về sức mạnh truyền thống, niềm tự hào dân tộc.
Tham dự lễ hội có Hòa thượng Thích Quảng Tùng – Phó chủ tịch Hội Đồng trị sự - Trưởng ban từ thiện Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban trị sự giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thành phố Hải Phòng; Hòa Thượng Thích Thanh Vân – Trưởng Ban trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương. Về phía Sơn Môn Tào Động có Hòa thượng Thích Thọ Lạc - Trưởng ban Văn hóa trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, đồng chí Nguyễn Minh Hùng - Tỉnh ủy viên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương; cùng lãnh đạo các Sở ngành chức năng, lãnh đạo địa phương, Phật tử cùng nhân dân và du khách thập phương gần xa về dự lễ hội.
Chùa Nhẫm Dương là di tích Quốc gia đặc biệt có giá trị quan trọng về lịch sử, văn hóa, Phật giáo, khảo cổ học mang tầm Quốc tế. Nơi đây là chốn Tổ của dòng thiền Tào Động Việt Nam gắn liền với cuộc đời của tổ sư Thủy Nguyệt. Hoà thượng Thuỷ Nguyệt quê ở đạo Sơn Nam (thuộc Thái Bình ngày nay) sinh năm 1637 đời vua Lê Thần Tông. Năm 20 tuổi xuất gia tại chùa Xã Hổ, (nay là huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Năm 28 tuổi, nhân duyên đưa đẩy, thầy hành hương sang nước ngoài "tầm sư học đạo" với rất nhiều thử thách, khổ luyện, Thiền sư Thủy Nguyệt thành chính pháp, trở thành tổ đời thứ 36 của Thiền phái Tào Động và là Đệ nhất tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam.
Với ân đức tu hành, Thiền sư Thủy Nguyệt đã khai nguyên chốn Tổ Nhẫm Dương làm nơi thuyết pháp, phổ độ chúng sinh. Ngoài ra thiền sư còn đi truyền bá Phật pháp ở chùa Côn Sơn, Quỳnh Lâm, Yên Tử, Đông Sơn, khai sáng Chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc tự) ở Hà Nội... Đến năm 1704, Thiền sư Thủy Nguyệt viên tịch, hóa thánh tại động trong núi sau chùa Nhẫm Dương, nhân dân gọi là động “Thánh Hòa”. Hiện ở chùa Nhẫm Dương vẫn còn ngôi bảo tháp chứa xá lị của Tổ sư Thủy Nguyệt.
Chùa Nhẫm Dương có tên tự là Thánh Quang. Đây là ngôi chùa lớn, được xây dựng từ thời Trần (1225-1400). Ni sư Thích Đàm Mơ – trụ chì chùa Nhẫm Dương kể rằng đây là “ngôi cổ tự duy nhất ở Hải Dương được "bao vây" bởi gần 30 hang động, rải rác khắp các dãy núi đá xung quanh Chùa”. Tất cả các dãy núi đá này đều có đỉnh hướng về ngọn núi Nhẫm Dương - nơi ngôi chùa tọa lạc. Phía sau ngôi chùa là hai hang Tĩnh Niệm và Thánh Hoá, đây là hai hang động quan trọng nhất bởi sư trụ trì đã phát hiện nhiều hiện vật khảo cổ học, khẳng định cho sự phát triển của loài người từ hàng vạn năm trước, thời đại đồ đá, thời đại kim khí, thời đại phong kiến và thời kỳ hiện đại. Những di cốt hóa thạch trong hang Thánh Hóa, những di vật của văn hóa Đông Sơn tìm được trong hang Tối không chỉ có ý nghĩa về lịch sử và văn hóa quốc gia, mà nó còn mang ý nghĩa quốc tế.
Với những giá trị đặc biệt to lớn về lịch sử Phật giáo và khảo cổ học, ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Lễ hội truyền thống chùa Nhẫm Dương được tổ chức hàng năm vào các ngày 5, 6 và 7 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội diễn ra với các nghi lễ truyền thống: dâng hương cúng Phật và cúng Thánh Tổ, rước, lễ tất; thuyết giảng đạo pháp; các hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc: kéo co, cờ tướng, chọi gà, đập niêu, bịt mắt bắt vịt …. Đặc biệt, tại Lễ hội năm nay, Ban tổ chức Lễ hội lần đầu tiên phục dựng nghi lễ rước nước, gồm 14 đoàn rước với hơn 500 người tham gia. Đoàn rước xuất phát từ chùa Nhẫm Dương, đến Giếng cổ Nhẫm Dương và cử hành nghi lễ lấy nước tại Giếng cổ, rước về làm lễ cúng tổ với ý nghĩa cầu cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu./.
Công nghiệp văn hóa là một ngành quan trọng trong nền kinh tế - văn hóa hiện đại của nhiều quốc gia. Đây là một ngành kinh tế bao gồm nhiều lĩnh vực, như: Quảng cáo; Phần mềm và các trò chơi giải trí; Thủ công mỹ nghệ; Thiết kế; Xuất bản; Thời trang; Triển lãm; Các ngành nghệ thuật; Truyền hình và phát thanh; Du lịch văn hóa v.v… ...
Xem thêm
Sáng 20/4, tại Thành uỷ Tp. Rạch Giá, Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh Kiên Giang tổ chức Đại hội đại biểu Hội Cựu TNXP tỉnh Kiên Giang Lần thứ III, Nhiệm Kỳ 2022-2027. Dự Đại hội có ông Lê Văn Hoà, Uỷ viên đoàn chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam; lãnh đạo Hội Cựu thanh niên xung phong các tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau cùng 160 Hội viên tiêu biểu đại diện cho gần 1.000 Cựu thanh niên xung phong trong tỉnh. ...
Xem thêm
Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Công tác gia đình, tỉnh Kiên Giang tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3. Thời gian tập trung cao điểm các hoạt động từ ngày 10/3 đến ngày 25/3/2023. ...
Xem thêm
Lễ kỷ niệm 60 năm Bác Hồ gặp mặt đội ngũ trí thức và 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 24-3 tới, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội. Với sự tham dự của khoảng 500 đại biểu. ...
Xem thêm
Lễ kỷ niệm 60 năm Bác Hồ gặp mặt đội ngũ trí thức và 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 24-3 tới, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội. Với sự tham dự của khoảng 500 đại biểu. ...
Xem thêm
Ngày 10/3, tại xã Minh Hòa (Châu Thành), Ban Chỉ đạo các hoạt động Tết Quân - Dân tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ xuất quân thực hiện các hoạt động "Tết Quân - Dân" năm 2023 đợt 2 với chủ đề “Lực lượng vũ trang Kiên Giang cùng với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Châu Thành tiếp tục chung sức xây dựng nông thôn mới”. ...
Xem thêm
ĐĂNG BÀI LÊN KHOGIAITRI.VN
-->