Kiên Giang: Cựu chiến binh Danh Sanh sản xuất, kinh doanh giỏi và làm tốt công tác xã hội

Lượt xem:
102

Là đảng viên, hội viên Hội cựu chiến binh xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành (Kiên Giang), ông Danh Sanh, luôn gương mẫu đi đầu trong sản xuất, kinh doanh giỏi và làm tốt công tác an sinh xã hội ở địa phương.

Là đảng viên, hội viên Hội cựu chiến binh xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành (Kiên Giang), ông Danh Sanh, luôn gương mẫu đi đầu trong sản xuất, kinh doanh giỏi và làm tốt công tác an sinh xã hội ở địa phương.

1-kien-giang-1678003371.jpg

Ông Danh Sanh đang vận hành máy sản xuất nước uống đóng chai tại gia đình

 

Nói về người đồng chí của mình, ông Nguyễn Hồng Sửu, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thạch Lộc, huyện Châu Thành (Kiên Giang), cho biết, đồng chí Danh Sanh là một cựu chiến binh luôn nỗ lực vượt khó vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, gương mẫu đi đầu trong sản xuất kinh doanh giỏi của xã nhiều năm liền. Bên cạnh đó, đồng chí còn thường xuyên giúp các cựu chiến binh trong ấp, xã, từng bước xoá nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng và nhiệt tình tham gia các hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội ở địa phương.

Ông Danh Sanh chia sẻ, tôi sinh ra trong một gia đình có 10 anh em. Thập niên những năm 1960, chiến tranh loạn lạc, đời sống gia đình khó khăn, nghèo đói, cực khổ, anh em ông phải đi làm thuê làm mướn kiếm ăn đắp đổi qua ngày. Năm 1985, đến tuổi đi nghĩa vụ quân sự, ông xung phong đi bộ đội hoạt động trên chiến trường Campuchia tại mặt trận 479, sư 302, Trung đoàn 429, Tiểu đoàn 7, B12B7 với chức vụ B phó, quyền B trưởng, đến năm 1988 phục viên trở về địa phương.

Về địa phương với 05 công đất ruộng cha mẹ cho, vợ chồng ông lo lắng lắm khi mà đất ruộng không được phì nhiêu, màu mỡ, cây lúa khó có thể sinh trưởng, phát triển tốt, sẽ cho thu hoạch không cao. Nhưng với bản lĩnh anh bộ đội cụ Hồ, ông quyết tâm thay đổi cách canh tác lúa lỗi thời, lạc hậu bằng cách mạnh dạn áp dụng khoa học, kĩ thuật vào trồng lúa từ khâu làm đất, chọn giống chất lượng cao, áp dụng ba giảm, ba tăng, bốn đúng,...

Với lòng cần cù, chịu khó, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của mình, cây lúa sinh trưởng tốt, vụ mùa bội thu đã giúp ông có vốn để kinh doanh dịch vụ nước uống đóng chai, đề bô nước đá, bia, ga,… giúp gia đình ông từng bước ổn định cuộc sống với mức thu nhập bình quân hàng năm 300 triệu đồng.

Từ nguồn thu nhập đó, gia đình ông đã mua thêm 5ha5 đất ruộng, hiện gia đình ông có trên 6ha đất sản xuất 2 vụ lúa/năm, mỗi năm thu hoạch 60 tấn lúa. Một năm sản xuất lúa cho thu nhập trên 600 triệu đồng; kinh doanh nước uống đóng chai lợi nhuận 150 triệu đồng. Với mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, ông đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 06 lao động ở địa phương, trong đó có con em Cựu chiến binh với mức thu nhập 4,5 triệu đồng/người.

Không chỉ sản xuất kinh doanh giỏi, năm 1990, ông được người dân trong ấp tín nhiệm bầu làm ấp đội phó ấp Thạnh Hoà. Năm 1977 làm trưởng ấp. Năm 1999 được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thạnh Lộc. Từ năm 2001 đến năm 2005 làm trưởng ấp Thạnh Hoà và hiện nay ông đảm nhận chức vụ Tổ trưởng tổ nhân dân tự quản số 2 ấp Thạnh Hoà.

Với vai trò là tổ trưởng ấp Thạnh Hoà, ông luôn vận động người dân vệ sinh môi trường, phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ nhau giảm nghèo vươn lên thoát nghèo, giữ gìn an ninh trật tự góp phần không nhỏ trong sự ổn định an ninh trật tự, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo ở tổ, ấp và của xã Thạnh Lộc.

Cùng với đó, mỗi năm ông đều trích nguồn thu nhập của mình giúp nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn 50 suất gạo, mỗi suất 10kg; cung cấp xi măng làm cầu, đường liên ấp, nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà chùa, như: Cầu kinh 5, cầu kinh cấp 3, mỗi cây cầu ông giúp 50 bao xi măng, nhà chùa của ấp 100 bao xi măng, sân phơi phòng thuốc nam của ấp 100 bao xi măng; trích 30 triệu đồng giúp 02 hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn vốn sản xuất, chăn nuôi, mua bán nhỏ và đóng góp các loại quỹ của Hội cựu chiến binh hàng năm từ 700 nghìn đến 1 triệu đồng để chi hội cho anh em Cựu chiến binh mượn vốn xoay vòng để sản xuất kinh doanh.

Các phong trào của xã, của ấp, ông luôn nhiệt tình gương mẫu đi đầu trong đóng góp  Quỹ xây dựng giao thông nông thôn, Quỹ vì người nghèo, …với số tiền 11 triệu đồng. Ông Danh Sanh tâm niệm: Sản xuất kinh doanh của gia đình tôi mới là kết quả ban đầu, bản thân nhận thấy mình cần phải phấn đấu hơn nhiều hơn nữa để có thành tựu sản xuất kinh doanh tốt hơn để có điều kiện cống hiến, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các phong trào thiện nguyện và vận động người dân khắc phục khó khăn, không trông chờ ỉ lại vào nhà nước mà phải tự mình vươn lên, giúp nhau xoá đói, giảm nghèo góp phần xây dựng xã Thạch Lộc đạt chuẩn nông thôn mới.

Với những thành tích đã đạt được, nhiều năm liền đạt danh hiệu Nông dân, cựu chiến binh sản xuất giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, ông Nguyễn Hồng Sửu, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thạch Lộc, cho biết.

Nguồn: vanhoavaphattrien.vn

ĐỀ XUẤT

Hà Giang: Phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi khi giao mùa

Tăng cường khử trùng, tiêu độc, chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh - đó là những khuyến cáo của ngành chức năng tỉnh Hà Giang đối với người chăn nuôi trên địa bàn để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, nhất là trong thời điểm giao mùa với thời tiết nồm ẩm kéo dài. ...

Xem thêm

“Giảm thiểu – Hấp thụ” để xóa “dấu chân Carbon” – nhìn từ các thực hành tại Vinamilk

Là công ty sữa lớn của Việt Nam, với hệ thống đơn vị sản xuất khổng lồ gồm 13 nhà máy và 13 trang trại trên cả nước, Vinamilk cho thấy sự tiên phong trong các hoạt động giảm thiểu dấu chân carbon, quản lý phát thải khí nhà kính, đồng hành cùng Chính phủ hướng đến Net Zero. ...

Xem thêm

Thăm mẹ Doãn Ngọc Trâm, thân mẫu của Anh hùng Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm

Anh hùng LLVTND, Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm sinh tại Huế nhưng lớn lên tại Hà Nội, trong một gia đình giàu tri thức. Người cha của chị Bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê (1916 -1999); mẹ chị là giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội bà Doãn Ngọc Trâm (1925). ...

Xem thêm

THỊNH HÀNH

Thăm mẹ Doãn Ngọc Trâm, thân mẫu của Anh hùng Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm

Anh hùng LLVTND, Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm sinh tại Huế nhưng lớn lên tại Hà Nội, trong một gia đình giàu tri thức. Người cha của chị Bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê (1916 -1999); mẹ chị là giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội bà Doãn Ngọc Trâm (1925). ...

Xem thêm

Phê duyệt chiến lược chuyển đổi số báo chí theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại

Theo Chinhphu.vn : Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 6/4/2023 phê duyệt Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. ...

Xem thêm

TP Hồ Chí Minh: Lớp học tình thương Ngọc Việt ngừng hoạt động để xin chính quyền cấp phép

Lớp học tình thương Ngọc Việt được hình thành từ năm 2008 với mong ước đem con chữ đến gần hơn với các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh do anh Huỳnh Quang Khải (30 tuổi) đứng lớp. Hiện nay lớp học ngừng hoạt động để chờ sự chấp thuận của chính quyền địa phương cho phép lớp hoạt động. ...

Xem thêm

-->