Kỷ niệm 20 năm thành lập Cục báo chí, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (16/7/2003-16/7/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đến dự và trao Huân chương lao động hạng Nhì cho Cục Báo chí; Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu đã nêu rõ những vấn đề cơ bản, quan trọng, cốt lõi của ngành thông tin truyền thông nói chung và lĩnh vực báo chí nói riêng từ khi ra đời của Báo chí Cách mạng Việt Nam với sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra báo Thanh Niên (21/6/1925). Trải qua gần 90 năm, qua nhiều giai đoạn lịch sử, báo chí cách mạng đã khẳng định vai trò và vị thế trong đấu tranh cách mạng cũng như phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội.
Đề cập đến vấn đề phát triển báo chí bền vững, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chú trọng đến vấn đề quản lý nhà nước về báo chí. Trong xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi số báo chí, Cục Báo chí phải đi đầu, tiên phong trong chuyển đổi số, chuyển đổi trong cách thức làm việc để đạt được hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy báo chí phát triển. Báo chí trước đây là cây bút, trang giấy thì nay thêm công nghệ số, nền tảng số, nhưng cái bất biến vẫn là những giá trị cốt lõi của báo chí cách mạng, cái tâm của người làm báo. Quản lý nhà nước về báo chí là tạo ra môi trường thuận lợi để báo chí cách mạng phát triển, vừa ngang tầm nhiệm vụ, thời đại vừa chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn.
Theo ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí cho biết: Năm 1997, Việt Nam chính thức hòa vào mạng Internet toàn cầu, mở ra một thời kỳ mới cho báo chí, truyền thông nước ta. Báo chí điện tử ra đời đòi hỏi công tác quản lý báo chí phải có sự thay đổi để theo kịp sự phát triển. Giai đoạn này, Vụ Báo chí, Bộ Văn hoá – Thông tin (VH-TT), cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trên toàn quốc, chỉ có 14 người với phương tiện làm việc và trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu, nhưng quản lý 496 cơ quan báo chí; quản lý hệ thống phát thanh, truyền hình toàn quốc..
Trên cơ sở đề xuất của Vụ Báo chí, Bộ VH-TT, ngày 16/7/2003, Bộ trưởng Bộ VH-TT Phạm Quang Nghị đã ký quyết định số 22/2003/QĐ-VHTT thành lập Cục Báo chí..
Ngày 27/7/2007, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) thành lập trên cơ sở Bộ Bưu Chính, Viễn thông và Cục Báo chí, Cục Xuất bản thuộc Bộ Văn hóa- Thông tin. Cục Báo chí lúc này chính thức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Năm 2008, Bộ TT&TT thành lập Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, trên cơ sở chuyển chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Phòng quản lý phát thanh, truyền hình, báo điện tử trên Internet từ Cục Báo chí sang. Kế thừa truyền thống, những cán bộ dày dạn kinh nghiệm của Cục Báo chí hiện đang là hạt nhân quan trọng ở các đơn vị bạn. Cũng trong giai đoạn này, Bộ TT&TT đã thành lập Cục Thông tin đối ngoại và Vụ Thông tin cơ sở ( sau này là Cục Thông tin cơ sở) trên cơ sở chuyển chức năng, nhiệm vụ và tổ chức từ Cục Báo chí sang. Năm 2009, Cục Báo chí thành lập Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ báo chí ( sau này đổi tên thành Trung tâm hỗ trợ phát triển báo chí). Năm 2023, Cục có thêm nhiệm vụ về truyền thông chính sách và hỗ trợ chuyển đổi số báo chí.
Suốt 20 năm xây dựng và trưởng thành, Cục Báo chí đã có những đóng góp quan trọng trọng công tác xây dựng thể chế, tạo đột phá cho sự phát triển và quản lý báo chí. Bước sang thời kỳ đổi mới toàn diện ở Việt Nam, hệ thống quan điểm của Đảng lãnh đạo về báo chí ngày càng được hoàn thiện theo phương châm “phát triển gắn liền với quản lý báo chí”, “Phát triển phải đi đôi với quản lý báo chí.”
Nguồn:vanhoaphattrien.vn
Xạ thủ Phạm Quang Huy - chủ nhân của tấm HCV đầu tiên cho đoàn Thể thao Việt Nam tại ASIAD 19 - đã không giấu được sự xúc động trong giây phút lên ngôi vô địch, nhận “mưa tiền thưởng”. ...
Xem thêm
Triển lãm “Sắc màu phố quê” là những bức tranh về phố, về quê về những sắc màu dân dã quanh anh, có thể nói tranh của anh hệt như anh vậy, nó giản dị lặng thầm, không phô trương. Là sự trở lại của một Lê Tiến Vượng hội họa, sự tham gia của bạn bè cả âm nhạc và thi ca. ...
Xem thêm
Tối 11/7, dàn nghệ sĩ Việt như Quách Thành Danh, NSƯT Hương Giang, Hồ Nhật Huy, Minh Hoàng, Sha Băng đã có dịp hội tụ tại TP.Đà Nẵng trong đêm chung kết Hoa hậu Doanh nhân Du lịch Việt Nam do đơn vị Truyền hình trực tuyến Việt Nam tổ chức. ...
Xem thêm
Vào cuối thế kỷ 19, ngôi Miếu nhỏ do Cộng đồng người Hoa xây dựng tại Làng Trà Nho, Tổng Thạnh Hưng, Quận Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Nhưng đến năm 1923, ngôi Miếu được dân làng xây dựng lại và từ đó ngôi Miếu này mang tên “Thanh Minh Cổ Miếu”, tuy nhiên bà con địa phương vẫn quen gọi là “Chùa Ông Bổn” hoặc “Chùa Ông”; địa chỉ hiện nay là đường Nguyễn Huệ, khóm 1, phường 1, TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. ...
Xem thêm
Chiều qua (10/4), Hội nghệ sỹ Nhiếp Ảnh Việt Nam đã công bố Quyết định và trao Kỷ lục Quốc gia về “Người được nhiều giải thưởng triển lãm ảnh thế giới nhất” của Tổ chức Kỷ lục Quốc gia cho Nghệ sỹ nhiếp ảnh Vũ Hải. ...
Xem thêm
Đã nhiều lần hẹn nhưng phải sáng chủ nhật 4/6, sau sô diễn đầu tiên trong ngày, nghệ nhân múa rối nước Phạm Thanh Liêm bàn giao lại cho vợ cùng con trai biểu diễn các sô tiếp theo trong ngày, cùng tôi cafe sáng Hồ Tây để ngắm cảnh, hàn huyên. ...
Xem thêm
ĐĂNG BÀI LÊN KHOGIAITRI.VN
-->