Lừa đảo bằng thao túng tâm lý, nhận diện, cách phòng chống
Từ đầu năm 2022 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố gần 500 vụ án và hơn 1.000 bị can liên quan các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, trong đó có rất nhiều vụ lừa đảo bằng cách thao túng tâm lý nạn nhân.
Lừa đảo bằng thao túng tâm lý là một hình thức lừa đảo mà kẻ gian sử dụng các thủ pháp thao túng cảm xúc để che giấu ý định và hành động thực sự của mình. Những nạn nhân của hình thức lừa đảo này thường rơi vào tình trạng mê muội, rối loạn tâm lý và không thể kiểm soát được hành động của mình. Thuật ngữ này bắt nguồn từ vở kịch cùng tên ra mắt năm 1938 của Patrick Hamilton.
Bước đầu, thông thường, các đối tượng lừa đảo bằng cách thao túng tâm lý gọi điện thoại hoặc nhắn tin cho nạn nhân, đưa ra các lý do khẩn cấp và yêu cầu nạn nhân chuyển tiền ngay lập tức. Các lý do này thường liên quan đến vấn đề sức khỏe, vấn đề pháp lý hoặc vấn đề tài chính. Đối tượng lừa đảo sẽ tạo ra một tình huống thoát hiểm cấp bách và đưa ra các yêu cầu mà nạn nhân phải thực hiện ngay lập tức để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Có một số đặc điểm của những người dễ bị lừa đảo, bao gồm: người quá tuân thủ mệnh lệnh, người tự cao, người từng mắc lừa một lần, người đang gặp khó khăn trong cuộc sống, người đang cô đơn và người thiếu chiến thuật phòng tránh. Có nhiều lý do khác nhau khiến những người này dễ bị lừa đảo. Ví dụ, người quá tuân thủ mệnh lệnh có thể không đánh giá kỹ thông tin và chỉ làm theo những gì được yêu cầu mà không suy nghĩ. Người tự cao có thể tin rằng họ biết tất cả và không cần phải kiểm tra thông tin. Người từng mắc lừa một lần có thể không học được bài học và tiếp tục mắc phải sai lầm tương tự. Người đang gặp khó khăn trong cuộc sống có thể tìm kiếm cách giải quyết nhanh chóng và dễ dàng hơn là cách giải quyết an toàn và bền vững.
Để chống lừa đảo bằng cách thao túng tâm lý qua mạng, người dân cần lưu ý một vài điểm như sau: Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân, luôn cảnh giác và tự đặt ra câu hỏi xem sự việc có đang diễn ra hợp lý không. Thận trọng và không nên tin vào những cuộc điện thoại hoặc tin nhắn không rõ nguồn gốc. Nếu có bất kỳ nghi ngờ gì, người dân cần liên hệ với cơ quan chức năng để được hỗ trợ. Ngoài ra, người dân cũng nên cập nhật thông tin và kiến thức về các hình thức lừa đảo mới nhất để đề phòng và tránh bị mất tiền, tài sản.
Các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách thao túng tâm lý nạn nhân được xử lý theo Điều 174 về Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Một số vụ lừa đảo bằng cách thao túng tâm lý gần đây:
1. Ngày 6/3/2023, Bệnh viện Chợ Rẫy liên tục tiếp nhiều phụ đến tìm con sau khi nghe “thầy giáo” hoặc “cô giáo” thông báo con mình bị tai nạn đang nguy kịch. Nhiều phụ huynh đã chuyển hàng trăm triệu đồng cho kẻ thao túng tâm lý, khi đến bệnh viện mới phát hiện mình bị lừa. Theo thống kê sơ bộ của Bệnh viện Chợ Rẫy, tính đến chiều 8/3 đã có 13 người là phụ huynh có con đang theo học tại các trường trên địa bàn TPHCM đến bệnh viện này tìm con sau khi nhận cuộc gọi từ người tự xưng là giáo viên và thông báo con em của họ bị tai nạn phải chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Ngoài ra, bệnh viện cũng nhận nhiều cuộc gọi đến từ các bậc phụ huynh nhờ xác minh thông tin trẻ cấp cứu tại bệnh viện nhưng hầu hết đều là thông tin ảo từ nhóm đối tượng lừa đảo.
2. Anh Nguyễn Đình Nh (phụ huynh của bé Nguyễn Vũ Minh Kh đang học lớp 4, Trường Quốc tế Việt Úc) là người bị lừa mất 200 triệu đồng. “Họ gọi cho tôi vào sáng 6/3/2023, thông báo con tôi bị tai nạn đang cấp cứu trong tình trạng nguy kịch tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tôi liên lạc với nhà trường nhưng không được nên mới gặp xui rủi. Thực sự, tôi chỉ nghĩ đến sự an nguy của con mà không hề có bất kỳ sự cảnh giác nào về tình huống mình có thể bị lừa”, anh Nh. nói và cho biết, gia đình anh đã chuyển khoản 2 lần cho đối tượng lừa đảo với tổng số tiền là 200 triệu đồng, đến khi vào bệnh viện anh mới biết bị lừa.
3. Công an phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội nhận được trình báo của anh L.V.T (39 tuổi, trú tại phường Định Công) về việc chị gái anh là L.T.T (42 tuổi, Giảng viên 1 Trường Đại học tại Hà Nội), đi ra khỏi nhà lúc 7h cùng ngày, sau đó nhắn tin về báo với người nhà chuyển gấp vào tài khoản của chị T số tiền 200 triệu đồng. Theo chị T, mọi việc bắt nguồn từ một cuộc điện thoại thông báo chị có liên quan đến vụ án mua bán trái phép ma túy xuyên quốc gia. Các đối tượng đã gây áp lực qua điện thoại và yêu cầu chị phải đến nơi nào đó kín đáo, không được cho người khác biết, lập tài khoản messenger để liên lạc làm việc.
Sau khi chị T lập tài khoản, các đối tượng yêu cầu chị cung cấp số tài khoản ngân hàng của mình cùng mã giao dịch OTP. Chúng chỉ đạo nữ giảng viên phải chuyển 200 triệu đồng vào tài khoản đã bị chiếm đoạt và không được để lộ thông tin cho ai biết, nếu không sẽ bị bắt giữ ngay và chị T đã nhất nhất làm theo để giải quyết công việc.
4. Cơ quan CSĐT-Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã khởi tố vụ án, bị can và bắt tạm giam đối tượng Võ Hữu Sỹ (45 tuổi, ở phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Lợi dụng tâm lý và sự cả tin của chị N.T.T.T (trú TP Huế, Thừa Thiên - Huế), Sỹ đã bịa ra nhiều lý do tâm linh rồi lừa phỉnh chị này mua các đồ thờ cúng “giải hạn” theo chỉ dẫn của đối tượng. Bằng thủ đoạn đó, Sỹ chiếm đoạt hơn 2,4 tỷ đồng của chị T để sử dụng vào mục đích cá nhân.
5. Cuối năm 2022, Cơ quan CSĐT Công an TP Quy Nhơn (Bình Định) đã khởi tố bị can đối với Nguyễn Hoàng Minh (SN 1990, trú ở quận Bình Thạnh, TP. HCM) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của chị N.T.N.H (SN 1996, trú tại TP Quy Nhơn), ‘thầy’ Minh tung chiêu thao túng tâm lý bằng những lời phán truyền về một đại hạn sắp xảy ra với gia đình chị H. Sau khi làm cho chị H. hoang mang tột độ, Minh dẫn dụ nạn nhân thực hiện “giải hạn” bằng việc phải thỉnh bức tranh vẽ bàn tay Phật trị giá 2,2 tỷ đồng về thờ.
6. Chị V có con đang học lớp 5, Trường tiểu học Huỳnh Văn Tạo Long An) nhận được một cuộc gọi của người tự xưng là giáo viên chủ nhiệm của con chị và báo tin con đang nhập viện do bị chấn thương sọ não, yêu cầu chị chuyển gấp 50 triệu đồng vào một tài khoản để làm thủ tục nhập viện. Cảnh giác, chị V. chạy xe máy đến trường để tìm hiểu sự việc thì phát hiện con vẫn học tập bình thường.
Nguồn: vanhoavaphattrien.vn
Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Công tác gia đình, tỉnh Kiên Giang tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3. Thời gian tập trung cao điểm các hoạt động từ ngày 10/3 đến ngày 25/3/2023. ...
Xem thêm
Là một trong những thương hiệu quốc dân gắn liền với đời sống người tiêu dùng Việt gần 50 năm qua, sữa Ông Thọ của Vinamilk vẫn duy trì sức hút với người tiêu dùng các thế hệ bằng chất lượng thượng hạng và không ngừng sáng tạo đổi mới, bắt kịp xu hướng của người tiêu dùng. ...
Xem thêm
Tại Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, tối qua (24/3), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương, UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm phong trào “Nghìn việc tốt” (24/3/1963 - 24/3/2023) và tuyên dương “Dũng sĩ Nghìn việc tốt” toàn quốc với chủ đề “Măng non làm việc tốt - Đất nước mãi nở hoa”. ...
Xem thêm
Nếu “sao” Michelin được trao cho các quán ăn, nhà hàng, thì Superior Taste Award (Vị ngon thượng hạng) là giải thưởng quốc tế danh giá, xếp hạng “sao” về vị ngon cho các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. ...
Xem thêm
Ngày 29/8, Quận ủy Cầu Giấy (Hà Nội) đã tổ chức lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho 190 đảng viên trực thuộc Quân ủy, trong đó có 18 đồng chí nhận Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng; 5 đồng chí nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, 5 đồng chí nhận Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng; 32 đồng chí nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và 130 đồng chí nhận Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng. ...
Xem thêm
Chúng tôi đã ở tuổi xế chiều, thời gian lướt qua đời người, hun hút trôi về phía xa xăm, những nỗi buồn vui, những cung bậc thăng trầm, những vinh quang và cay đắng cũng theo năm tháng phai mờ hoặc cô đọng khắc sâu hơn trong ký ức đời người. ...
Xem thêm
ĐĂNG BÀI LÊN KHOGIAITRI.VN
-->