Sóc Trăng: Trùng tu phục dựng Chùa Ông Bổn Vĩnh Châu (tức Thanh Minh Cổ Miếu)

Lượt xem:
740

Vào cuối thế kỷ 19, ngôi Miếu nhỏ do Cộng đồng người Hoa xây dựng tại Làng Trà Nho, Tổng Thạnh Hưng, Quận Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Nhưng đến năm 1923, ngôi Miếu được dân làng xây dựng lại và từ đó ngôi Miếu này mang tên “Thanh Minh Cổ Miếu”, tuy nhiên bà con địa phương vẫn quen gọi là “Chùa Ông Bổn” hoặc “Chùa Ông”; địa chỉ hiện nay là đường Nguyễn Huệ, khóm 1, phường 1, TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

“Thanh Minh Cổ Miếu”: ngày xưa nằm giữa hai dãy phố cũ, trước mặt là quảng trường và tượng đài tử sĩ, nối tiếp là nhà lồng chợ, là trung tâm của Làng Trà Nho, sau đó là Thị Trấn của Quận, Huyện, nay là TX Vĩnh Châu. Theo quan niệm của người xưa, họ chọn địa điểm xây Miếu thờ ở vị trí theo thế phong thủy, địa lý, thuận lợi về giao thông đi lại để thường xuyên đến dâng hương cầu nguyện thần linh che chở, phù hộ cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mua may bán đắt, gia đạo bình an…

Chánh điện của “Thanh Minh Cổ Miếu” thờ ông Bắc Đế (tên gọi khác là Huyền thiên Thượng Đế), hai gian tả hữu thờ vị chính thần Ông Bổn và ông Tam Sơn Quốc Vương cùng nhiều phối tự thần linh khác mà dân gian sùng kính qua những truyền thuyết phổ độ chúng sinh, kinh ban tế thế, nên ngôi Chùa (Miếu) không những được bà con địa phương thành tâm cúng bái mà khách thập phương có dịp đến Vĩnh Châu cũng dừng chân để chiêm ngưỡng và dâng hương cầu phước.

“ Thanh Minh Cổ Miếu” đã trải qua 4 đợt trùng tu, kiến tạo lớn như:

- Năm Quý Hợi (1923): Kiến tạo lại từ ngôi Miếu nhỏ thành “ Thanh Minh Cổ Miếu”, nay đã trở thành một di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh.

- Năm Nhâm Thân (1992): Trùng tu, phục hồi toàn bộ các bức hoành phi, tranh gỗ trong nội thất và chánh điện “ Thanh Minh Cổ Miếu”. Do thời điểm này, chính quyền địa phương mới giao trả ngôi Miếu này lại cho Hội Người Hoa tiếp nhận và quản lý (trước đó trưng dụng làm Nhà Truyền Thống).

- Năm Ất Dậu (2005): “Thanh Minh Cổ Miếu” được tôn tạo, di dời lùi về phía sau và nâng cao toàn bộ khuôn viên, kiến trúc ngôi Miếu, được phục tác và tô điểm lại các hoa văn trang trí và giữ nguyên hiện trạng đến sau này.

- Năm Quý Mão (2023): Trùng tu phục dựng lại theo nguyên bản ngôi “Thanh Minh Cổ Miếu”, thiết kế xây dựng Cổng Tam Quan và nâng cấp xây lắp toàn bộ tường rào, khuôn viên sân Miếu. Trong đợt trùng tu lần này mất gần 3 năm thi công với tổng kinh phí trên 21 tỷ đồng; dự kiến khánh thành vào ngày 30/03/2023 (nhằm ngày Mùng 9 tháng 2 nhuận năm Quý Mão).

  • z4215428747785-09ab68c9da9456b4044a0afa816c5cbd-1679901471.jpg
    “Thanh Minh Cổ Miếu” - đường Nguyễn Huệ, khóm 1, phường 1, TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

“Thanh Minh Cổ Miếu” được công nhận là di tích cấp Tỉnh từ năm 2006, cho nên việc trùng tu luôn tuân thủ nguyên tắc là giữ nguyên trạng không làm thay đổi bố cục diện mạo của Miếu. Các thầy thợ được tuyển chọn đến từ nhiều nơi để thi công, đảm bảo được mức độ công phu, tinh xảo, mỹ thuật của công trình, đồng thời tu bổ gìn giữ các hiện vật xưa để làm tăng thêm giá trị di tích, “Chùa Ông Bổn Vĩnh Châu” tức “Thanh Minh Cổ Miếu” hứa hẹn sẽ là địa điểm càng thu hút nhiều bà con gần xa và du khách thập phương về đây chiêm ngưỡng, dâng hương cầu nguyện.

Nguồn: vanhoaphattrien.vn

ĐỀ XUẤT

Thắng DFFCSC Thái Lan, Sport Center 1 Việt Nam đăng quang vô địch Giải bóng chuyền CLB nữ Châu Á, giành vé dự giải thế giới

Tối 2/5, tại Nhà thi đấu tỉnh Vĩnh Phúc,, đã diễn ra trận đấu giữa đội nữ bóng chuyền Sport Center 1 Việt Nam và Diamond Food Fine Chef Sport Club (DFFCSC) Thái Lan. Trải qua 5 Séc đấu, Sport Center 1 Việt Nam đã giành chiến thắng với tỷ số 3 -2, qua đó khép lại hành trình bằng danh hiệu vô địch sau 5 trận toàn thắng tại Giải bóng chuyền vô địch CLB nữ Châu Á. Đó cũng là kết quả xứng đáng của Sport Center 1 Việt Nam đã thể hiện từ đầu giải. ...

Xem thêm

Chung kết bóng đá nữ SEA GAMES 32: Đội tuyển nữ Việt Nam được thưởng bao nhiêu sau khi giành Huy chương vàng?

Ngay sau khi giành chiến thắng bảo vệ huy chương vàng SEA Games, đội tuyển nữ Việt Nam đã được thưởng nóng tổng cộng 3,6 tỉ đồng, bao gồm 2 tỉ đồng tiền thưởng cho chiến thắng trong trận chung kết và 1,6 tỉ đồng thưởng từ các trận vòng bảng và bán kết. Tin rằng đây chưa phải là số tiền thưởng cuối cùng mà tuyển nữ Việt Nam được nhận. ...

Xem thêm

“Kẻ ẩn danh” - phim hành động mang yếu tố gia đình, đậm chất văn hóa Việt

Kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay đạo diễn Trần Trọng Dần sẽ trình làng khán giả bộ phim hành động mang yếu tố gia đình và đậm chất văn hóa Việt có tên Kẻ ẩn danh. Bộ phim chính thức ra rạp ngày 25/8/2023 với sự tham gia của bộ ba nam diễn viên được yêu thích là Kiều Minh Tuấn - Mạc Văn Khoa - Quốc Trường. ...

Xem thêm

THỊNH HÀNH

Chương trình hoà nhạc lưu diễn Nhật Bản chào mừng 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Nhật Bản, hơn 30 nghệ sĩ người Việt tham gia chuyến lưu diễn tại xứ sở “hoa anh đào”. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên nhạc trưởng người Việt Nam trực tiếp chỉ huy dàn nhạc quốc tế Việt - Nhật. ...

Xem thêm

Những mẫu vải áo dài Lụa Ngọc Mai cao cấp đẹp nhất - Vải Đất Lành

Lụa Ngọc Mai là loại lụa cao cấp, thượng hạng với sợi vải mỏng nhẹ, độ dày vừa, đàn hồi 4 chiều tốt. Tạo cảm giác dễ chịu, mát mẻ cho người mặc. Đặc biệt vải có thể in trên 2 mặt (bên ngoài và bên trong giống hệt nhau) bằng kỹ thuật mới nhất hiện tại, giúp giảm khả năng bị trầy xước trên hầu hết các loại lụa in 3D. ...

Xem thêm

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng vùng Tây Bắc

Vùng Tây Bắc là một khu vực đa dân tộc với nhiều bản sắc văn hóa đặc trưng. Theo thống kê, khu vực Tây Bắc có tổng cộng 30 dân tộc sinh sống, chiếm hơn 50% tổng số dân tộc thiểu số trên toàn quốc. Các dân tộc này bao gồm: H'Mông, Thái, Dao, Nùng, Tày, Mường, Khơ Mú, Lào, La Chí, Phù Lá, La Hủ, Lự, Lô Lô, Sán Chay, Sán Dìu, Pà Thẻn, Cơ Tu, Chứt, Mảng, và một số dân tộc khác. ...

Xem thêm

-->