Chú nằm lại nơi đâu

Lượt xem:
321

Khi tôi lớn lên, tôi không được thấy chú. Ngày chú hy sinh cũng không có một tấm di ảnh để lại. Chú và cha tôi là anh em con chú con bác ruột. Cha mẹ chú sinh hạ được mình chú và ông bà mất sớm trong thời kỳ nước mất nhà tan, khi đó chú còn nhỏ lắm.

Chú được đặt cho một cái tên rất đặc biệt chú có tên là "Tao" (Phạm Văn Tao). Vì chú còn quá nhỏ nên chú ở với gia đình nhà bác tôi. Bác tôi, cha tôi và chú là ba anh em có chung ông nội. Chú ở với nhà bác được một thời gian nhưng vì bác dâu khó tính nên chú xin xuống ở với bố mẹ tôi. Mẹ tôi kể cho chúng tôi nghe rằng: Chú ở nhà mình được vài ba năm thì chú đi bộ đội. Ngày chú nhập ngũ, chú có dặn mẹ rằng: "Chị ở nhà trông nom miếng đất hương hỏa của bố mẹ em cho em, khi nào hòa bình em về dựng nhà rồi lấy vợ". Thế rồi chú đi không có ngày trở về. Ít lâu sau thì bác tôi nhận được giấy báo chú đã hi sinh và sau đó là tấm bằng " Tổ quốc ghi công".

b3as3-1678246782.jpg

Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Tấm bằng được treo trang trọng trên tường nhà bác. Khi tôi lớn lên biết đọc chữ thì những thông tin trên tấm bằng chỉ ghi thời điểm chú hi sinh là tháng 6 năm 1951, người ký tấm bằng "Tổ quốc ghi công" đó là thủ tướng Phạm Văn Đồng. Chú đi bộ đội cùng đợt với một người chú họ nhà bên cạnh nhà tôi nhưng khi nhập ngũ thì hai anh em mỗi người được phân về một đơn vị và được điều đi hai nơi khác nhau. Tôi lớn lên được cấp sách tới trường, được học môn lịch sử thì được biết trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quân đội ta đã mở rất nhiều chiến dịch. Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông (1947), Chiến dịch Biên Giới (1950), Chiến dịch Hòa Bình (1951), Chiến dịch Đông Xuân (1951 - 1952), Chiến dịch Tây Bắc (1952), Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trên tấm bằng "Tổ quốc ghi công" ghi thông tin chú tôi hy sinh tháng 6 năm 1951. Như vậy tôi phán đoán có lẽ chú hy sinh trong Chiến dịch Đông Xuân 1951-1952 (không thể là chiến dịch Hòa Bình được vì chiến dịch này xuất phát ngày 10 tháng 11 năm 1951. Thời điểm này chú tôi đã hy sinh). Sau khi hai bác tôi mất, chị gái út lấy chồng và gia đình chị sinh sống trong ngôi nhà của hai bác để lại. Bác tôi sinh hạ được năm người con gái, không có con trai. Khi chị gái út bị bạo bệnh và qua đời ở tuổi 33. Ít lâu sau người anh rể lấy một người vợ mới. Anh rể và người vợ mới cùng các con của chị út vẫn tiếp tục sinh sống trong ngôi nhà của hai bác tôi để lại. Một thời gian ngắn thì gia đình người anh rể bỏ lại ngôi nhà đó, di chuyển đến một chỗ ở mới. Sau đó chính quyền địa phương chuyển phần việc thờ cúng và hương khói liệt sĩ về gia đình tôi. Ít ngày sau mẹ tôi gặp người anh rể để xin lại tấm bằng "Tổ quốc ghi công" của người chú để về treo nhà mình nhưng anh ấy nói là tấm bằng đó đã bị mất (mặc dầu trước thời điểm đó tấm bằng vẫn còn được treo trên tường). Những ngày sau đó gia đình tôi đã cố gắng liên tục, không mệt mỏi nhưng tấm bằng vẫn không được cấp lại. Thương mẹ, thương chị mỏi mòn chờ mong. Cho đến một lần tôi về thấy tình cảnh đó. Tôi đem chuyện đó đặt vấn đề với một anh bạn ngày học chung đại học. Vợ anh ấy làm ở sở lao động thương binh xã hội tỉnh Thái Bình. Thấu hiểu và cảm thông, anh bạn hứa là sẽ giúp tôi việc này. Anh hai tôi lại phải xuống phòng lao động thương binh xã hội huyện Thái Thụy để lấy thông tin liệt sỹ và thông tin trên tấm bằng "Tổ quốc ghi công" đã được cấp lần đầu (mà người anh rể nhà bác nói là đã bị mất) để đem nộp lên Sở lao động thương binh xã hội tỉnh. Lại tiếp tục những ngày mẹ và chị phải chờ đợi. Đến một ngày đẹp trời, anh bạn báo tin với tôi là nói người nhà lên sở lao động thương binh xã hội trực tiếp nhận tấm bằng "Tổ quốc ghi công" của chú tôi (vì là bằng cấp lại nên tấm bằng này do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký). Hôm anh hai mang tấm bằng về, mẹ tôi mừng lắm, mẹ vui như chưa bao giờ vui như vậy. Năm 1994, khi nhà nước công bố xét tặng, truy tặng danh hiệu "Mẹ Việt Nam anh hùng". Sau đó anh hai lại làm hồ sơ gửi xét duyệt để người mẹ của chú tôi được truy tặng danh hiệu cao quý đó (chú tôi là con độc nhất). Cũng không bao lâu sau thì tấm bằng danh hiệu cao quý "Mẹ Việt Nam anh hùng" của người mẹ của chú được treo trang trọng bên tấm bằng "Tổ quốc ghi công" trong căn nhà của gia đình tôi. Niềm vui thứ hai lại đến với mẹ tôi thật bất ngờ. Từ nay công lao và những đóng góp hy sinh của chú tôi và người mẹ của chú đã được Đảng, nhà nước, nhân dân ghi nhận và dòng họ, chòm xóm, quê hương, đất nước biết đến và ghi công.

Sắp tròn 72 năm ngày chú tôi ngã xuống vì nền độc lập của đất nước. Mẹ tôi cũng đã về với tiên tổ. Anh em chúng tôi vẫn day dứt một nỗi niềm đó là không biết chú tôi hy sinh ở chiến trường nào trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược để đưa rước chú về với quê hương. Lời chú dặn mẹ tôi trước ngày nhập ngũ: "Chị ở nhà trông nom miếng đất hương hỏa giúp em để ngày hòa bình em trở về sẽ dựng nhà lấy vợ", lời dặn đó anh em chúng tôi không bao giờ quên được. Hòa bình đã ngót 69 năm rồi mà chú đi mãi chưa về. Có lẽ một thế hệ cùng chiến đấu với chú ở ngoài mặt trận cũng sắp đi hết cả rồi. Chỉ còn đó một câu hỏi để ngỏ: "Chú ơi! Chú nằm lại nơi đâu?".

Nguồn: vanhoavaphattrien.vn

ĐỀ XUẤT

Hội Cựu TNXP tỉnh Kiên Giang phát huy truyền thống anh hùng thực hiện tốt vai trò của Hội

Sáng 20/4, tại Thành uỷ Tp. Rạch Giá, Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh Kiên Giang tổ chức Đại hội đại biểu Hội Cựu TNXP tỉnh Kiên Giang Lần thứ III, Nhiệm Kỳ 2022-2027. Dự Đại hội có ông Lê Văn Hoà, Uỷ viên đoàn chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam; lãnh đạo Hội Cựu thanh niên xung phong các tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau cùng 160 Hội viên tiêu biểu đại diện cho gần 1.000 Cựu thanh niên xung phong trong tỉnh. ...

Xem thêm

Sẽ khởi công xây dựng các hạng mục góp phần hoàn thiện Đền, Bia tưởng niệm liệt sĩ tại Knack, huyện K'bang (Gia Lai)

Sáng mai chủ Nhật (12/3/2023), Quỹ Tâm Hiểu Thương sẽ tổ chức lễ động thổ khởi công xây dựng các hạng mục (Cổng, khu nhà ăn, khu bếp, nhà vệ sinh, những con đường bao quanh Đền, Bia tưởng niệm các liệt sĩ, trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả phù hợp với thực địa…) để góp phần hoàn thiện Đền, bia tưởng niệm liệt sĩ tại Knack, bên suối Đắc Lốp huyện K'bang, tỉnh Gia Lai ...

Xem thêm

Vụ cháy chung cư mini ở Khương Đình: Tình nghĩa đồng bào xoa dịu bớt nỗi đau

Vào đêm 12 rạng sáng ngày 13/9/2023, vụ cháy kinh hoàng tại chung cư mini địa chỉ số 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) đã cướp đi sinh mạng của 56 người và làm thương tích 37 người khác. Trong thảm họa này, tình nghĩa đồng bào và trách nhiệm của lãnh đạo được thể hiện một cách rõ nét, giúp xoa dịu phần nào nỗi đau của các nạn nhân và gia đình họ. ...

Xem thêm

THỊNH HÀNH

7.500 người tham gia Ngày hội đi bộ Nestlé MILO tại Nghệ An

Ngày hội đi bộ MILO 2023 đã chính thức khởi động tại tỉnh Nghệ An, thu hút sự tham gia của 7.500 người trên địa bàn tỉnh. Năm nay, sự kiện đánh dấu hành trình 10 năm Nestlé MILO đưa Ngày hội đi bộ đến với cộng đồng, chung tay cùng Sở Văn hóa & Thể thao, Sở Giáo dục & Đào tạo tại nhiều tỉnh thành và các sở ban ngành tiếp ý chí và năng lượng bền bỉ để xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam năng động. ...

Xem thêm

Hà Giang: Phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi khi giao mùa

Tăng cường khử trùng, tiêu độc, chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh - đó là những khuyến cáo của ngành chức năng tỉnh Hà Giang đối với người chăn nuôi trên địa bàn để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, nhất là trong thời điểm giao mùa với thời tiết nồm ẩm kéo dài. ...

Xem thêm

Đồng chí Phạm Việt Long được chỉ định làm Bí thư Chi bộ Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển

Chiều 23/3, tại phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa (Hà Nội). Đảng ủy Khối Doanh nghiệp thuộc Đảng bộ Quận Đống Đa long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Chi bộ Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển. ...

Xem thêm

-->